Cần tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA cho xuất khẩu

14/03/2022 | 18:42

Đó là khuyến cáo được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Tác động của hiệp định EVFTA sau đại dịch COVID-19 đối với các mặt kinh tế - xã hội cũng như các ngành cụ thể, kiến nghị các biện pháp ứng phó phù hợp” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vừa qua, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF).

Các đại biểu dự Hội thảo đều nhận định, EVFTA có tác động rất tích cực tới kinh tế Việt Nam, nhất là khi kinh tế EU phục hồi, cầu về tiêu dùng hàng hóa tăng cao. Đây sẽ là cơ hội tốt nâng cao hiệu quả của Hiệp định cho cả hai bên. Tuy nhiên, COVID-19 đang có tác động nhiều chiều tới hiệu quả của Hiệp định. Một số ngành có xuất khẩu gia tăng nhanh nhưng lại bị tắc nghẽn nguồn cung ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều ngành khác cũng đang bị ảnh hưởng tiêu cực.

xuất khẩu tôm

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao khả năng ứng phó với các biến động từ thị trường khu vực EU. Ảnh: Trần Út

Nhìn nhận về triển vọng khai thác EVFTA, TS John Fitzgerald, Trường đại học Trinity (Anh) thông tin, thương mại quốc tế rất quan trọng với châu Âu, nhất là qua 2 năm đại dịch với nhiều lo ngại về đứt gãy chuỗi cung ứng. Năm 2022, lạm phát trung bình của EU dự báo khoảng 5%, do nhiều yếu tố khác nhau và lạm phát có thể tăng tiếp do chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, ở bình diện chung, kinh tế toàn cầu phục hồi, trong đó có nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh từ EU sẽ là cơ hội vàng cho các nhà cung ứng từ Việt Nam.

Lưu ý doanh nghiệp Việt Nam trong khai thác Hiệp định EVFTA hiệu quả hơn, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, EU là thị trường rất kỹ tính, với thủy sản là vấn đề “thẻ vàng” vẫn được duy trì, còn với ngành gỗ là yêu cầu về gỗ hợp pháp. Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam là tính tuân thủ Hiệp định, hàng hóa đạt chuẩn nhất là với nông sản, còn áp lực với sản phẩm công nghiệp là giảm phát thải theo tiêu chuẩn châu Âu. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam với các nước sau đại dịch sẽ càng gay gắt hơn. Nếu doanh nghiệp Việt không tự nâng mình lên, nhất là khả năng ứng phó với những biến động của thị trường và nhiều quốc gia châu Á đang tăng tốc đàm phán để có FTA với châu Âu, thì xuất khẩu của ta sang khu vực này sẽ khó được cải thiện.

An An

Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội