Mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản

23/08/2018 | 10:47

Nửa đầu năm 2018, thủy sản có sự tăng trưởng tốt là một trong 5 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đây cũng là lĩnh vực được kỳ vọng của năm nay.

Tăng trưởng đều

6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tôm và cá tra vẫn là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực.


Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta - Ảnh: An Đăng 

Với cá tra, xuất khẩu tăng gần 33% trong tháng 6 đạt, trên 200 triệu USD, tổng 6 tháng đạt gần 1 tỷ USD, tăng 21%. Trừ EU, các thị trường khác vẫn rất khả quan, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ. Đại diện Công ty CP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI cho biết, ước tính 6 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, đạt lần lượt 43,7% và 51,7% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm.

Là một trong những đơn vị chế biến, xuất khẩu cá tra hàng đầu hiện nay, Công ty CP Vĩnh Hoàn cũng ghi nhận sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm. Một trong những nguyên nhân chính là tình hình tiêu thụ tại các thị trường lớn của Vĩnh Hoàn, bao gồm Mỹ và Trung Quốc đều khả quan. Ngoài lợi thế không phải chịu thuế chống bán phá giá tại Mỹ, diễn biến tăng giá của USD so với VND thời gian qua giúp Vĩnh Hoàn được hưởng mức chênh lệch tỷ giá khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, qua đó gia tăng lợi nhuận cho Công ty. Ngoài ra, tại thị trường Trung Quốc, Vĩnh Hoàn đang bắt đầu tăng tốc bằng việc đẩy mạnh hợp tác với các nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại thị trường này, với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 10% so năm 2017.

Còn với mặt hàng tôm, hai đơn vị ghi nhận sự tăng trưởng đó là Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và Công ty CP Thực phẩm Sao Ta. Với Minh Phú, công suất hoạt động tại các nhà máy đều đã lấp đầy, buộc Công ty phải đầu tư tăng công suất nhà máy. Trong khi, giá tôm nguyên liệu đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực khi rút ngắn khoảng cách chênh lệch với giá tôm ở thị trường thế giới, ở mức khoảng 10%, nên dù doanh thu khó tăng mạnh nhưng lợi nhuận sẽ được cải thiện đáng kể. Nhờ tập trung hoạt động tại phân khúc cao cấp nên việc giá tôm nguyên liệu giảm trong 6 tháng đầu năm không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Sao Ta. Trong 6 tháng đầu năm, Sao Ta ước đạt sản lượng 7.787 tấn tôm các loại, tăng 18,7% so cùng kỳ năm ngoái, tiêu thụ đạt 76,6 triệu USD. Giá trị xuất khẩu chiếm khoảng trên 90% doanh thu của Công ty.

Hướng tới châu Phi, Trung Đông

Hiện nay, một trong những mối bận tâm chính của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam là xu hướng bảo hộ ngày càng gia tăng tại các thị trường như Mỹ, Liên minh châu Âu. Mỹ hạn chế các nhà xuất khẩu cá tra tham gia vào thị trường bằng việc dựng lên các rào cản kỹ thuật về thuế và đạo luật Nông nghiệp Mỹ (Farmbill); do đó, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này. Mặt khác, dù tiềm tăng trưởng cao nhưng xuất khẩu cá tra tại thị trường Trung Quốc cũng tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Động thái giảm thuế nhập khẩu của chính quyền Trung Quốc được xem như một biện pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu sang đường chính ngạch, hạn chế xuất tiểu ngạch, nhưng thực tế, tình trạng xuất theo đường biên mậu vẫn đang diễn ra, khiến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm càng nhiều rủi ro.

Để rộng đường xuất khẩu thủy sản, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hướng đi mới, trong đó, Trung Đông, châu Phi đang rất được hy vọng. Bởi, khu vực Trung Đông và châu Phi có nhu cầu lớn về hàng hóa, đặc biệt là hàng nông thủy sản do điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, không có điều kiện nuôi trồng thủy sản đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước do đó đây được coi là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương, khẳng định việc tiếp cận thị trường Trung Đông - châu Phi là giải pháp tốt cho việc tìm kiếm thị trường mới cho hàng nông, thủy sản, tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, mặt hàng thủy, hải sản Việt Nam cũng đã tạo ra được chỗ đứng tại thị trường các nước khu vực này cần tiếp tục giữ vững và mở rộng trong tương lai.

>> Theo nhận định của VASEP, nhu cầu nhập khẩu tôm trên thế giới bắt đầu tăng, giá tôm trong nước và thế giới ổn định trở lại, dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2018 sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD.

 

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội