Nuôi tôm thẻ chân trắng: Thắng nhưng vẫn phải thận trọng

08/08/2018 | 09:23

Thời gian vừa qua, thắng lợi của tôm thẻ chân trắng đã giúp ngành tôm liên tục lập kỷ lục. Nhân cơ hội “thừa thắng”, bà con ào ạt thả nuôi, diện tích tôm thẻ chân trắng liên tục được mở rộng ở ĐBSCL và “át vía” cả tôm sú, khiến vấn đề quy hoạch trở lên “nóng” hơn bao giờ hết.

Lo ngại thẻ “át” sú

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2013, tổng diện tích và sản lượng TTCT theo hình thức thâm canh tại 8 tỉnh ven biển ĐBSCL tăng mạnh, lần lượt là 52.181 ha và 195.938 tấn. Trong đó, lớn nhất là Sóc Trăng với diện tích 16.959 ha (kế hoạch 7.000 ha), sản lượng 51.180 tấn; Bạc Liêu 13.998 ha (vượt gấp 6 lần kế hoạch năm), sản lượng 25.448 tấn; Bến Tre gần 4.300 ha (tăng hơn 68% so năm 2012), sản lượng 32.190 tấn…

TTCT có lợi thế thời gian nuôi ngắn, sản lượng cao - Ảnh: PTC

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, hiện diện tích TTCT tự phát tăng nhanh, dễ phá vỡ quy hoạch định hướng vùng nuôi… Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi ngoài quy hoạch nhiều nhất với 7.472 ha;Bến Tre 1.194 ha; Kiên Giang 549 ha… Điều này dễ gây lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát trở lại trên diện rộng, đặc biệt là tại những vùng chưa đủ điều kiện thả nuôi.

Bởi thông thường, kết thúc vụ tôm là thời điểm tiến hành tu bổ, cải tạo ao đầm để chuẩn bị cho vụ sau. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi tận dụng nước ao tôm cũ tiếp tục thả nuôi nối vụ, thậm chí một số hộ nuôi TTCT còn thả nuôi ngay trong điều kiện nước ngọt… Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), nếu người nuôi tôm có điều kiện tài chính, nguồn nước, con giống và kỹ thuật quản lý tốt thì vẫn có thể thả nuôi TTCT vụ nghịch; đối với những hộ không có điều kiện thì không nên thả. Bên cạnh đó, năm 2014, nhiều khả năng Trung Quốc, Thái Lan sẽ tăng được sản lượng TTCT vì đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh, qua đó, nguồn cung sẽ tăng đẩy giá TTCT xuống.

Mặt khác, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, nếu chỉ mải chạy theo TTCT, ngành tôm Việt Nam gặp bất lợi lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bởi giá TTCT nguyên liệu từ Thái Lan nhập về Việt Nam vẫn thấp hơn so với giá nguyên liệu trong nước. Còn tại Ấn Độ, giá TTCT thấp hơn giá TTCT Việt Nam khoảng 3 - 4 USD/kg.

 

Biện pháp nào?

  Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (Tổng cục Thủy sản), việc phát triển mạnh nuôi TTCT là xu thế tất yếu, vì TTCT có nhiều ưu thế so với tôm sú như thời gian nuôi ngắn, nuôi được mật độ cao, rộng muối… Do vậy, cần có quy hoạch vùng chuyên nuôi TTCT ở những tỉnh, thành có điều kiện phù hợp. Với TTCT, hình thức nuôi phải là thâm canh; không thể nuôi quảng canh cải tiến tràn lan được.

Hơn nữa, xây dựng quy hoạch các vùng chuyên nuôi TTCT trên quy mô toàn quốc là cần thiết. Điều này sẽ giúp quản lý tốt vùng nuôi, tạo ra vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc; Đồng thời, hạn chế và kiểm soát việc lây lan dịch bệnh.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng, chủ trương tiếp tục phát triển nuôi TTCT nhưng sẽ không bỏ tôm sú, đặc biệt là ở các hệ thống nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, do tôm sú vẫn có thị trường xuất khẩu.

Thời gian tới, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ. Theo đó, một mặt xây dựng nhanh chương trình TTCT bố mẹ sạch bệnh, mặt khác quản lý chặt việc nuôi đúng quy hoạch, phát triển TTCT bán thâm canh và thâm canh ở các vùng nuôi có đủ điều kiện. Đồng thời, tăng cường biện pháp quản lý giống, nhất là kiểm tra nguồn gốc xuất xứ giống tôm bố mẹ nhập khẩu ở các nước như Singapore, Thái Lan, Indonesia… kết hợp kiểm soát chặt chẽ việc gia hóa tôm bố mẹ TTCT trong nước.

>> Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), có sự gia tăng về diện tích nuôi TTCT là bởi TTCT đã được gia hóa nên kiểm soát dịch bệnh tốt hơn; thời gian nuôi TTCT ngắn, nếu trong trường hợp dịch bệnh bùng phát thì khoảng 45 ngày người nuôi có thể thu hoạch nhằm thu hồi vốn.

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội