Nuôi trồng thủy sản - Kỳ vọng từ biển khơi

07/02/2022 | 18:28

Việt Nam có vùng biển rộng lớn và đầy tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhưng đến nay nước ta vẫn chưa tận dụng được ưu thế để gia tăng giá trị. Tuy nhiên, điều này đang được kỳ vọng có những thay đổi lớn khi nuôi biển đã chính thức có chiến lược phát triển rất bài bản và đầy tham vọng.

Lợi thế vẫn bỏ ngỏ

Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển cùng hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm trên hải phận Biển Đông; vùng biển có đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2. Đây là tiềm năng lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Thực tế, nuôi biển của nước ta đã và đang phát triển rất nhanh tại nhiều địa phương. Nếu năm 2010, diện tích nuôi biển chỉ 38.800 ha thì đến năm 2020, tổng diện tích nuôi biển cả nước đã đạt 256.479 ha, sản lượng gần 604.000 tấn. Nuôi biển đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển; giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân.

Thế nhưng, diện tích này hiện chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Đây là con số vô cùng khiêm tốn so với thực tế của một quốc gia biển. Theo các chuyên gia, Việt Nam đang còn dư địa diện tích nuôi biển khoảng 500.000 ha; trong đó, vùng bãi triều 153.300 ha, vũng vịnh và ven đảo 79.790 ha và vùng biển xa 166.910 ha...

Điều này không khó lý giải, bởi hiện nay hạ tầng cơ sở phục vụ nuôi biển ở nước ta vẫn thiếu đồng bộ, các dự án đầu tư hạn chế, hiệu quả kinh tế thấp. Cùng đó, nhiều địa phương vẫn nuôi gần bờ là chính, hệ thống lồng bè đơn giản. Nhiều chuyên gia cho rằng, để tăng mạnh được sản lượng nuôi biển, phải thay đổi lớn, đưa nuôi biển ra xa bờ. Thu hút doanh nghiệp để hiện thực hóa mục tiêu.

nuôi tôm hùm phú yên

Nuôi tôm hùm tại Phú Yên Ảnh: Phước Hoài

Đánh thức tiềm năng

Ngày 4/10/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1664/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển NTTS trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu chung của Đề án là phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển; góp phần tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, thể tích lồng nuôi 10 triệu m3; sản lượng 850.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 0,8 - 1 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha; sản lượng 1,45 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD. Tầm nhìn đến năm 2045, công nghiệp nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng trong ngành thủy sản, đóng góp trên 25% tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD.

Ðề án cũng nêu rõ việc tập trung xây dựng các vùng nuôi quy mô lớn. Trong đó, tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn; trọng tâm phát triển nuôi biển gắn với bảo tồn biển và du lịch quốc gia. Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, phát triển nuôi biển gắn với chế biến, dịch vụ hậu cần và hạ tầng phát triển thủy sản. Phát triển sản xuất giống cá biển, rong, tảo biển, sinh vật cảnh tập trung. Còn các tỉnh, thành phố từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang, phát triển gắn kết hài hòa giữa nuôi biển và dịch vụ, du lịch sinh thái biển, dầu khí, điện gió.

Quyết định trên được kỳ vọng đưa nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng của kinh tế biển nước ta; sớm đưa Việt Nam vào top đầu về công nghiệp nuôi biển khu vực châu Á và top 5 trên thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm nuôi biển.

Cơ sở để hiện thực hóa

Những chủ trương trong đề án nuôi biển mà Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký ban hành được coi là điểm dựa quan trọng để đưa nuôi biển Việt Nam thành ngành hàng quan trọng của thủy sản nói riêng và kinh tế biển nói chung. Bởi từ nhiều năm nay, đã có những doanh nghiệp tự tin “quây biển” nuôi cá ngoài khơi xa. Và Công ty TNHH Một thành viên Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Trấn Phú là một trong những doanh nghiệp tiên phong thực hiện điều này.

Cuối năm 2016, Công ty Trấn Phú đầu tư nuôi cá biển theo phương thức công nghiệp trên vùng biển xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc (Kiên Giang). Giai đoạn 1, Công ty nuôi trên diện tích 3 ha mặt biển, đầu tư 4 lồng tròn (đường kính 20 m) nuôi cá thương phẩm, theo công nghệ Na Uy, mỗi lồng trị giá gần 650 triệu đồng. Sản phẩm vụ nuôi của Công ty ngay sau đó tiếp cận thị trường Mỹ, Trung Đông và đang hướng tới Nhật Bản. Mục tiêu trong tương lai gần, Trấn Phú sẽ tăng số lồng nuôi lên gấp 10 lần, với 50 - 60 bè nuôi công nghiệp, sản xuất 1.500 - 2.000 tấn cá biển/năm.

tôm hùm

Tuy nhiên, những doanh nghiệp như Trấn Phú hiện nay chưa nhiều, bởi để nuôi được khơi xa thì công nghệ rất cần thiết, chẳng hạn như công nghệ Na Uy để giải quyết thách thức trong việc mở rộng quy mô, cũng như chống chịu thời tiết cực đoan. Điều này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do đó cần có điều kiện đảm bảo cho nhà đầu tư chẳng hạn về thời hạn thuê đất, mặt nước…

Về vấn đề này, vừa qua các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa đã kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định 51/2014/NĐ-CP quy định về giao khu vực biển nhất định cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, để địa phương có cơ sở giao khu vực biển để NTTS và thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho người nuôi.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sắp tới Bộ sẽ tham khảo ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành khác để trình Chính phủ chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc quy định giao mặt nước biển. Bởi các cá nhân, doanh nghiệp nuôi biển phải có mặt nước biển, phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để bàn giao mặt nước biển đảm bảo lâu dài cho doanh nghiệp như các nước đã làm.

>> PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, kiến nghị Bộ NN&PTNT cần hỗ trợ các địa phương tháo gỡ vướng mắc về giao mặt biển nuôi trồng, cưỡng chế lồng bè dôi dư; ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn công trình nuôi biển quy mô công nghiệp; đào tạo nghề nuôi biển đáp ứng nhu cầu nuôi công nghiệp... 

Phan Thảo

Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội