Sẵn sàng vụ tôm mới

01/03/2022 | 16:10

Sau một năm thắng lợi, tại nhiều tỉnh trọng điểm nuôi tôm, người dân đang tích cực chuẩn bị cho vụ mùa mới. Mặc dù được dự báo trước những khó khăn có thể xảy đến như xâm nhập mặn, nguy cơ tiềm ẩn của một số mầm bệnh nguy hiểm, thế nhưng, người nuôi tôm vẫn tin tưởng và hy vọng thêm những vụ mùa bội thu nữa.

Sự chuẩn bị kỹ càng

Tại tỉnh Nam Định, chuẩn bị cho mùa vụ 2022, Sở NN&PTNT tỉnh đã sớm chỉ đạo hoạt động sản xuất và cung ứng giống, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và đúng mùa vụ.

Năm nay, toàn tỉnh phấn đấu sẽ sản xuất được khoảng 15.400 triệu con giống các loại; trong đó có 14.400 triệu con giống nước mặn - lợ. Cùng với con ngao, tôm nước lợ cũng là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo người nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật. Đặc biệt, người nuôi cần lựa chọn mua con giống ở địa chỉ uy tín, có giấy kiểm dịch chất lượng của cơ quan chức năng; chọn con giống bảo đảm các tiêu chuẩn như khỏe mạnh, bơi lội nhanh. Ngoài ra, người nuôi cần lựa chọn thức ăn phù hợp với từng đối tượng nuôi, giai đoạn nuôi; không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, hóa chất, kháng sinh cấm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tiếp tục quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh nhất là giống tôm nước lợ, ngao; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống, đảm bảo cung cấp giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, không mang mầm bệnh.

Còn tại Quảng Nam, Sở NN&PTNT tỉnh ấn định vụ 1 tôm nuôi bắt đầu từ giữa tháng 1, thế nên, ở các vùng cao triều, sau khi chuẩn bị kỹ ao nuôi, nhiều hộ đã thả tôm giống.

Ở các khu vực xã Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hòa, Tam Giang (huyện Núi Thành), người dân đã bước vào vụ nuôi tôm mới. Còn ở các xã Tam Thăng, Tam Phú (huyện Tam Kỳ), Bình Nam, Bình Hải, Bình Sa (huyện Thăng Bình), các hộ nuôi tôm đang cải tạo ao, chờ thời tiết thuận lợi sẽ thả tôm giống vụ mới. Ông Phan Đình Đông, người nuôi tôm ở thôn Nghĩa Hòa, xã Bình Nam, cho biết, vụ 1 năm nay, gia đình ông áp dụng nuôi tôm VietGAP để kỳ vọng giá bán cao hơn và truy xuất được nguồn gốc.

vụ nuôi tôm

Những tháng đầu năm là thời điểm “vàng” để người dân xuống giống vụ tôm mới. Ảnh: Hoàng Trọng

Ông Nguyễn Đình Toàn, Chi cục Thủy sản Quảng Nam, cho biết, để nuôi tôm thành công, điều kiện cần là ổn định về tôm giống, thức ăn, vật tư thủy sản nên chúng tôi kiểm soát điều kiện của cơ sở ương dưỡng tôm giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường để nghề nuôi tôm nước lợ đảm bảo.

Ngoài ra, ngành chăn nuôi và thú y trong tỉnh cũng nhận được nhiệm vụ thực hiện tốt công tác kiểm dịch tôm giống, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, triển khai phương án phòng chống dịch bệnh, quản lý chặt chẽ thuốc thú y nuôi tôm...

 

Đặt khung lịch thời vụ

Để triển khai kế hoạch sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2022 đạt các chỉ tiêu, ngay sau khi Tổng cục Thủy sản có công văn về khung lịch mùa vụ thả nuôi tôm nước lợ năm nay, ngành nông nghiệp các địa phương cũng đã nhanh chóng xây dựng chi tiết cho vùng nuôi trên địa bàn.

Tại Bến Tre, ngay từ cuối tháng 12/2021, Sở NN&PTNT tỉnh đã có công văn gửi đến Phòng NN&PTNT các huyện về thực hiện khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2022.

Trong đó, quy định rõ ràng đối với riêng từng đối tượng tôm sú, TTCT và các hình thức nuôi phù hợp với đặc điểm của địa phương. Cụ thể, đối với nuôi tôm sú quảng canh, tôm - rừng được khuyến cáo thả giống quanh năm. Tuy nhiên, cần ngắt vụ cải tạo ao để diệt mầm bệnh. Nuôi tôm sú - lúa, thả giống từ tháng 1 đến tháng 5. Nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, thả giống từ tháng 1 đến hết tháng 9. Nuôi TTCT, thả giống từ tháng 1 đến hết tháng 10. Nuôi tôm sú, TTCT thâm canh ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát hoàn toàn điều kiện nuôi; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả giống nuôi quanh năm.

Cùng đó, Sở NN&PTNT lưu ý khoảng thời gian cao điểm nắng nóng là tháng 3 và 4/2022, khuyến cáo các vùng, cơ sở không chủ động được nguồn nước, hạ tầng không đảm bảo không nên thả giống tôm nước lợ nuôi. Còn hiện nay, người nuôi tôm nước lợ căn cứ vào độ mặn để thả giống tôm nuôi. Cụ thể, đối với TTCT từ 5 - 20‰, tôm sú 10 - 20‰.

Hiện nay, nhiều hộ nuôi đang hối hả cải tạo ao, khôi phục cơ sở hạ tầng trong ao và các điều kiện cần thiết để xuống giống. Theo kinh nghiệm của bà con, từ tháng 3 đến tháng 5 Âm lịch là thời gian thuận lợi để thả giống, vì thời tiết ổn định, dịch bệnh ít xuất hiện, dễ nuôi, năng suất đạt khá.

 

Nhiều lưu ý vụ tôm đầu năm

Tại tỉnh Khánh Hòa, để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022 thắng lợi, ngành nông nghiệp tỉnh đã thông báo lịch thời vụ, trong đó đưa ra những khuyến cáo đối với người nuôi.

Cụ thể, thời gian bắt đầu thả giống nuôi tôm sú từ tháng 3 đến tháng 8/2022. Đối với nuôi theo phương thức thâm canh và bán thâm canh thả mật độ từ 15 - 25 con/m2, còn quảng canh thả dưới 15 con/m2. Ở các vùng nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến cuối tháng 9 năm nay.

Đối với các khu vực không nuôi được bán thâm canh và thâm canh, nên nuôi kết hợp đa dạng sinh học như tôm sú với cá dìa, các măng, cá đối mục, hoặc cá rô phi, hải sâm, rong câu... Việc thả giống và thu hoạch theo phương thức đánh tỉa thả bù hoặc thu toàn bộ tùy thuộc vào từng mô hình thực hiện.

Với nuôi TTCT, thời gian thả giống bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 9. Tuy nhiên, vùng nuôi ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến tháng 12.

Lưu ý người nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh nên áp dụng cho những ao lót bạt (thả giống mật độ cao trên 100 con/m2); hoặc ao đất có sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và công nghệ nuôi mới, tiên tiến; xây dựng hệ thống mương cấp, thoát nước riêng biệt, có ao xử lý nước thải, bùn thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.

Còn nuôi theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến nên áp dụng cho những ao đất, ít có sự đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị. Có thể nuôi kết hợp đa dạng sinh học như TTCT với cá rô phi trong ao chứa lắng, tôm với cua...

Đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, chỉ nên nuôi 1 vụ/năm, nuôi TTCT thâm canh, bán thâm canh và tôm sú quảng canh cải tiến chuyên tôm nuôi 2 vụ/năm. Bên cạnh đó cần có thời gian ngắt vụ giữa các vụ nuôi là 1 tháng đối với những ao nuôi hiệu quả và 2 tháng đối với những ao nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh hoặc thả nuôi các đối tượng khác như cá chẽm, cá mú, rô phi đơn tính, rong câu, hải sâm... để diệt mầm bệnh, tăng thu nhập, cải tạo môi trường.

Sở NN&PTNT Khánh Hòa khuyến cáo trước khi thả tôm 5 - 10 ngày, các hộ nuôi tôm cần theo dõi diễn biến thời tiết. Nếu thời tiết không thuận lợi cho tôm nuôi nên tạm dừng thả giống hoặc lấy ý kiến tư vấn của cơ quan quản lý NTTS tại địa phương. Người nuôi nên ương dưỡng 2 - 3 giai đoạn và sử dụng con giống cỡ lớn để thả nuôi thương phẩm. Cùng với đó, áp dụng các mô hình nuôi hiệu quả như: Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, Biofloc, tuần hoàn, ít thay nước... Đồng thời tiếp tục triển khai quy trình nuôi tôm nước lợ hạn chế hóa chất.

Có thể nói, nhiều địa phương trọng điểm nuôi tôm trên cả nước đã bước vào vụ 1 năm nay rất thuận lợi. Mặc dù có nhiều dự báo khó khăn ở phía trước, thế nhưng, ở thời điểm hiện tại thời tiết đang rất ủng hộ người nuôi tôm. Đầu đã xuôi, hy vọng đuôi sẽ lọt để ngành tôm năm nay sẽ lại bội thu, được giá.

Theo dự báo, năm 2022 LaNina có xuất hiện vùng Bắc bán cầu, nhưng xoay quanh vùng Đông Bắc Á. Nhờ đó thời tiết miền Tây sẽ không quá lạnh ở đầu năm nay. Như vậy, việc thả nuôi sớm sẽ giảm thiểu rủi ro khách quan và sẽ tranh thủ được giá tôm còn đang tốt. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta.

Thu Hồng (Tổng hợp)

Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội