Tăng “sức bền” cho ngành khai thác

09/06/2020 | 12:47

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, ảnh sinh kế hàng trăm nghìn ngư dân, ngành thủy sản đã và đang có nhiều biện pháp mạnh tay ngăn chặn. Điều này vừa góp phần thực hiện tốt Luật Thủy sản vừa đảm bảo phù hợp quy định tại các thị trường xuất khẩu.

Nguồn lợi suy giảm mạnh

Theo ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Cà Mau, nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ của tỉnh đã suy giảm nhiều so với trước. Đặc biệt là các loài cá lớn có giá trị kinh tế cao gần như không xuất hiện trong vài năm gần đây; có thể kể đến như cá đường, đuối đen, đù sóc, cá gộc, cá chim trắng, cá dứa, cá gúng... Đối với khu vực biển xa bờ thì sản lượng khai thác cũng đã đến ngưỡng giới hạn.

Cùng chia sẻ về điều này, ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết thêm, năm 2019 nghề biển gặp rất nhiều khó khăn, 10 tàu thì hết 5 tàu lỗ vốn. Nguồn lợi ven bờ bị khai thác quá mức dẫn tới cá, tôm không thể sinh trưởng, nguồn lợi thủy sản chậm tái tạo; còn nghề khai thác xa bờ thì biến đổi khí hậu, thời tiết nóng bức dẫn đến các loài cá di cư suy giảm. Đơn cử, hiện nay, trung bình mỗi chuyến biển tàu cá ngừ đại dương của ngư dân hiện chỉ đạt khoảng 1 tấn, trong khi những năm trước có thể đạt 5 tấn. Với nghề câu mực, những năm trước có thể đạt sản lượng cả chục tấn mỗi chuyến thì nay không còn là bao.

Ảnh minh họa

Biển đã thế, nguồn lợi nội đồng tại các địa phương cũng chung số phận. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, những năm qua, nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 - 90%, thậm chí sắp bị tuyệt chủng, như: cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng... Nhiều loài cá như mòi cờ hoa và mòi cờ chấm (có tên trong Sách đỏ Việt Nam) trước đây xuất hiện rất nhiều vào tháng 4 hàng năm khi chúng di cư từ biển vào sông để sinh sản; tuy nhiên, những năm gần đây các loài cá này rất hiếm gặp.

Nguyên nhân được chỉ ra là do việc khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp hủy diệt, như: xung kích điện, các loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, lưới bát quái... Thêm nữa, dân số ngày một đông, nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày một lớn nên cường độ đánh bắt cao hơn. Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, chất thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước.

 

Mạnh tay khắc phục

Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nội địa đã bị khai thác quá giới hạn cho phép, dẫn đến suy giảm về trữ lượng, sản lượng và kích thước, thành phần loài. Tất cả đã ở mức báo động đỏ.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, trước mắt phải cơ cấu lại, không tăng sản lượng khai thác mà tập trung vào chuỗi giá trị, nuôi trồng. Bên cạnh đó, Bộ sẽ đưa ra hướng triển khai thực hiện Đề án cấm, hạn chế hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản. Xây dựng chính sách chuyển đổi nghề cho cộng đồng ngư dân hành nghề te, xiệp, lưới kéo... sang các nghề khác; hỗ trợ ngư dân trong thời gian tạm ngừng khai thác thủy sản; phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi.

Hiện nay, việc phân bổ, quản lý hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản đã được triển khai tại các địa phương; mặc dù còn nhiều ý kiến và bất đồng, vậy nhưng, đây là việc tất yếu phải làm, vì một nghề cá bền vững. Cùng với đó, thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản bản địa; vào vùng nước tự nhiên; khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Ngoài ra, ngành chức năng cũng tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; giảm dần tàu công suất dưới 20 CV và không cho đóng mới loại phương tiện này; đồng thời, tổ chức duy trì hoạt động và nâng cao chất lượng mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven biển…

Đây là những việc làm không dễ, thế nhưng, cần thực hiện tốt những chính sách này mới hy vọng tạo sự chuyển biến và tăng “sức bền” cho ngành khai thác và trả lại một đại dương khỏe mạnh cho tương lai.

>> Không chỉ ngăn chặn khai thác trái phép, ngành chức năng cần thường xuyên tổ chức các hoạt động làm sạch nguồn nước, làm sạch môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái ở các sông, hồ, vùng biển. Điều này không chỉ giúp nguồn thủy sản an toàn mà còn góp phần nâng cao sinh kế cho ngư dân.

 

Phạm Vũ

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội