Tôm hùm kết hợp rong sụn và vẹm xanh: Giải pháp bảo vệ môi trường

20/12/2019 | 02:29

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay tại các vùng nuôi thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đã triển khai mô hình nuôi tôm hùm thương phẩm kết hợp vẹm xanh, rong sụn tại các xã Xuân Phương, Xuân Thịnh và phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu). Mô hình đã giúp người nuôi phát triển tôm hùm lồng bền vững, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Tăng thu nhập

Tôm hùm là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Phú Yên hơn 25 năm qua, với sản lượng thu hoạch khoảng 700 tấn/năm, tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động tại địa phương, thúc đẩy phát triển sản xuất tăng trưởng.

Trước tiềm năng của đối tượng này, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đã triển khai mô hình nuôi tôm hùm thương phẩm kết hợp vẹm xanh, rong sụn nhằm hướng người nuôi theo quy trình nuôi thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ trong hoạt động nuôi tôm hùm. Năm 2017, mô hình triển khai tại xã Xuân Phương, hộ nuôi thu lợi nhuận hơn 36 triệu đồng/100 con tôm hùm/10 m2. Năm 2018 triển khai ở phường Xuân Yên và xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu) với 3 hộ tham gia, quy mô 35 m2.

Mô hình xuất phát từ đề tài nuôi kết hợp đa đối tượng tôm hùm, vẹm xanh, rong sụn với tỷ lệ ghép giữa tôm hùm, vẹm xanh, rong sụn là 2:25:30 (theo trọng lượng) của Viện Nghiên cứu NTTS III. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu nuôi ghép hàm lượng nitơ (N), phốt pho (P) tổng số trong nền đáy lồng sẽ thấp hơn nuôi đơn.

 

Hiệu quả rõ rệt

Khi tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ con giống với số lượng 350 con. Tất cả con giống đều đạt chất lượng theo yêu cầu của mô hình: vỏ sáng bóng, phần phụ (râu, phần phụ ngực, bụng) còn nguyên vẹn, trạng thái nhanh nhẹn, không mắc các bệnh nguy hiểm trên tôm hùm, khối lượng: 100 g/con trở lên. Đối với giống vẹm xanh và rong sụn, các hộ dân tự đối ứng để thực hiện mô hình (vẹm xanh 438 kg, rong sụn 525 kg).

Sau 12 tháng nuôi, tỷ lệ tôm hùm sống đạt 85,7%, khi thu hoạch trọng lượng tôm hùm trung bình 0,95 kg/con, sản lượng hơn 283 kg. Bên cạnh đó, các hộ nuôi còn thu khoảng 300 kg vẹm xanh, trị giá khoảng 9 triệu đồng và khoảng 50 kg rong sụn, trị giá 500.000 đồng. Ngoài ra, vẹm xanh còn sử dụng làm thức ăn cho tôm hùm, qua đó giảm chi phí mua cá tạp. Kết quả thực hiện chung cho thấy, với giá bán tôm hùm trung bình 1,2 triệu đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí các hộ tham gia mô hình lãi hơn 39 triệu đồng.

Tại hội nghị tổng kết mô hình, đại diện ngành chức năng và người nuôi đánh giá, bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình góp phần hướng người nuôi đến nghề nuôi tôm hùm bền vững, thân thiện với môi trường. Cụ thể, mô hình đã nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường vùng nuôi, giảm thiểu một phần ô nhiễm hữu cơ do hoạt động nuôi tôm hùm gây ra, nhằm mục đích hướng đến nghề nuôi tôm hùm lồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên bền vững, đạt hiệu quả hơn.

Trong chiến lược phát triển NTTS nói chung và phát triển nuôi tôm hùm, Phú Yên xác định đầu tư về khoa học công nghệ, khuyến ngư, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh cho vùng nuôi ven bờ, đầm, vịnh; thử nghiệm mô hình nuôi thủy sản tại các vùng biển xa bờ để giảm áp lực môi trường vùng ven bờ, góp phần duy trì và phát triển sinh kế cho các cộng đồng ngư dân chủ yếu sống dựa vào NTTS.

Đánh giá về kết quả mô hình, ông Trương Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Yên cho biết, qua 2 năm triển khai, mô hình đã góp phần tăng thu nhập cho hộ dân tham gia. Mặc dù lợi nhuận mô hình mang lại không cao do ảnh hưởng giá tôm hùm thấp, song góp phần nâng cao nhận thức của người nuôi... Từ những kết quả mô hình đạt được Phòng Kinh tế thị xã Sông Cầu và chính quyền địa phương cần khuyến khích người nuôi phát triển mô hình để hấp thu bớt chất thải, giảm ô nhiễm hữu cơ do hoạt động nuôi tôm hùm gây ra.

>> Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để nuôi tôm hùm thành công cần chọn mua con giống ngay tại địa phương để đỡ tốn chi phí vận chuyển, tôm không bị sốc và thích nghi với điều kiện môi trường; sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, các loại cá, giáp xác và nhuyễn thể phải còn tươi, được rửa sạch trước khi cho ăn; theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị…

Dương Tiến

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội