Kỹ thuật nuôi treo bào ngư trên biển

14/08/2018 | 11:29

Cùng với một số hình thức nuôi phổ biến như vãi (gieo) đáy, nuôi công nghiệp… nuôi bào ngư treo trên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vị trí nuôi

Khu vực nuôi có nguồn nước sạch, đạt tiêu chuẩn cho nuôi thủy sản, không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải khu dân cư. Dòng triều thông thoáng, giao thông thuận lợi, đảm bảo một số điều kiện đối với các yếu tố lý hóa, cụ thể: Ðộ sâu của nước đạt trên 10 m, lưu tốc nước 0,5 - 1,0 m/s, nhiệt độ 11 - 280C, độ mặn 30‰, ôxy hòa tan trên 4 mg/l, pH 7,4 - 8,6.

Lồng nuôi

Lồng nuôi bào ngư làm theo kiểu nhiều tầng. Hệ thống lồng được thiết kế bằng chất dẻo polyethylene màu sẫm hoặc polyvinyl chloride (PVC) không độc. Lồng gồm 6 tầng, kích thước mỗi tầng là 40x30x13 cm. Nguyên liệu làm khung lồng thường là gỗ thông, kích thước 2,5x3,6 m. Cứ 10 khung kết thành 1 giàn, 3 giàn lại được nối với nhau để tạo thành 1 ô. Xung quanh mỗi ô sử dụng 15 chiếc phao nổi hình cầu, có sức nổi 75 kg/chiếc.

Chọn giống

Phải chọn những con giống khỏe mạnh, đã được kiểm dịch và được ương nuôi tại bản địa. Chiều dài vỏ con giống bào ngư hơn 1,5 cm, ngoại hình đầy đặn, không có dị hình, lực bám mạnh.

Việc vận chuyển giống bằng phương pháp vận chuyển khô. Mỗi túi lưới đựng 500 con giống, các túi được cho vào hộp xốp cách nhiệt, vận chuyển bằng xe hoặc thuyền đến khu nuôi. Thông thường, tỷ lệ sống khi vận chuyển đạt trên 99%.

Thả giống

Theo dõi thời tiết để đảm bảo thả giống thời điểm thích hợp nhất. Tránh thả khi có mưa to, gió lớn, nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng. Lưu ý sự chênh lệch nhiệt độ và độ mặn giữa môi trường ao ương con giống và khu thả giống không quá 20C và 2‰.

Mật độ thả 100 con/tầng. Tầng nước nuôi treo lồng bào ngư được đảm bảo luôn ở mức 3 -  5 m.

Cho ăn

Thức ăn chủ yếu cho bào ngư là tảo bẹ (Laminaria) tươi và khô, tảo bẹ muối và cho ăn thích hợp từng thời điểm khác nhau. Từ tháng 4 - 6 bào ngư ăn tảo bẹ tươi; tháng 7 - 9 thức ăn là tảo bẹ muối, có bổ sung các loại tảo tự nhiên hoặc thức ăn nhân tạo dạng bản mỏng; tháng 10 đến tháng 3 năm sau bào ngư sử dụng tảo tía hoặc tảo bẹ muối làm thức ăn.

Cho ăn lượng khoảng 10 - 30% trọng lượng cơ thể bào ngư. Tuy nhiên, lượng thức ăn có thể thay đổi tùy theo nhiệt độ nước và mức độ tiếp nhận thức ăn của bào ngư. Thông thường, 2 - 3 ngày cho ăn 1 lần, mùa hè có thể 3 ngày 1 lần và mùa đông nếu nhiệt độ thấp dưới 120C thì cho ăn 4 ngày 1 lần. Trước khi cho ăn phải dọn thức ăn thừa và bùn đọng.

Ðiều chỉnh mật độ nuôi

Để đảm bảo tốc độ sinh trưởng, cần tiến hành phân loại con giống khi chiều dài vỏ đạt trên 3 cm. Một năm phân chia 2 lần, thời điểm thích hợp nhất là vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Việc phân chia giống được tiến hành trên giàn, các bào ngư có kích thước tương đương nhau sẽ ở cùng 1 tầng. Trong quá trình cần thường xuyên vệ sinh lồng bằng cách dùng dụng cụ loại bỏ các vật bám trên lồng lưới như hàu (Ostrea), sum (Balanus)… Mật độ nuôi thả con giống được xác định theo loại kích cỡ của bào ngư.

Quản lý hàng ngày

Kiểm tra tình trạng bắt mồi và hoạt động của bào ngư. Kịp thời điều chỉnh lượng cho ăn và ghi chép đầy đủ.

Thường xuyên kiểm tra lồng và vệ sinh, làm sạch các dị vật và địch hại xung quanh lồng nuôi bào ngư. Phát hiện những bào ngư dị thường hoặc đã chết, tìm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

Định kỳ xác định các chỉ tiêu chất nước như nhiệt độ nước, độ mặn, pH, ôxy hòa tan, lấy mẫu nước đi phân tích và ghi chép cẩn thận.

Phòng bệnh

Thực hiện phòng bệnh ngay từ thời điểm chọn vị trí nuôi phù hợp. Trong quá trình nuôi, tăng cường công tác quản lý, luôn bảo đảm mật độ nuôi thích hợp.

Sử dụng thức ăn tươi, không dùng thức ăn đã thối rữa và biến chất.

Ðịnh kỳ loại thải và tẩy sạch các sinh vật có hại trên lồng lưới và một số tảo tạp, phòng tránh trường hợp các mắt lưới bị bịt kín không cho dòng nước thông suốt từ trong ra ngoài lồng lưới.

Đối với nuôi bào ngư, quá trình nuôi thường xuất hiện bệnh mụn nhọt (pustuls) do một số loại vi khuẩn thuộc giống Vibrio gây ra. Thời gian mắc bệnh này kéo dài, tỷ lệ chết cao, tính nguy hại lớn. Phương pháp phòng trị chủ yếu hiện nay là sử dụng vaccine kháng khuẩn.

 
Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội