Hiệu quả vượt trội của thức ăn ép đùn trên tôm thẻ

28/07/2020 | 15:12

Các kết quả nghiên cứu tại Ecuador cho thấy, thức ăn ép đùn có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa dưỡng chất, nâng cao sản lượng và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Tiêu hóa protein, axit amin và carbohydrates

Trong nghiên cứu đầu tiên, khả năng tiêu hóa protein (DAP), axit amin (DAAA) và carbohydrates (DAC) được thể hiện rõ ràng ở tôm thẻ non (6 - 10 g) có nguồn gốc từ một trại nuôi thương phẩm địa phương với độ mặn 7 ± 0,4 ppt. Đồng hóa tôm để quen với độ mặn của thiết bị thử nghiệm và thức ăn ép đùn, ép viên với công thức cơ bản giống nhau (35% protein thô, 7,5% béo thô) và chứa chromiun oxide như một chất chỉ dẫn.

Thử nghiệm được tiến hành trong một hệ thống bể tuần hoàn 60 lít nước; tỷ lệ tuần hoàn hàng ngày 400%. 10 con tôm được thả vào bể, được nuôi tại đây trong 5 ngày mới bắt đầu thu gom phân. Tôm được cho ăn ngày 2 lần vào sáng và chiều với tỷ lệ cho ăn tăng 3% mỗi ngày. Thức ăn ép đùn và ép viên được thả ngẫu nhiên vào mỗi bể lặp lại 4 lần. Ở ngày thu gom đầu tiên, phân và thức ăn thừa được đưa ra khỏi bể để giảm thiểu các kết quả không mong muốn do thức ăn tan trong nước gây ra. Dùng xi phông thu gom phân ngay sau mỗi cữ ăn, rửa qua phân để giảm tác động từ nước muối, và bảo quản lạnh đến khi khô để tiến hành phân tích.

Các phân tích đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể (p <0.05) về mức độ tiêu hóa protein: tỷ lệ % protein được tiêu hóa trong thức ăn ép đùn cao hơn thức ăn ép viên. Nói cách khác, tôm tận dụng protein trong thức ăn ép đùn tốt hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra, xử lý nhiệt trong quá trình ép đùn ẩm thường làm cho thức ăn của tôm có đủ khả năng khử hoạt tính của hầu hết các chất ức chế trypsin trong khô đậu. Điều này vô cùng quan trọng vì trypsin là protesea đảm nhận vai trò phá vỡ liên kết peptide và giải phóng các peptide chuỗi ngắn và axit amin. Trong nghiên cứu, khả năng tiêu hóa axit amin arginine, isoleucine, lysine, methionine, threonine, glycine và proline khác biệt đáng kể. Trong những trường hợp này, tỷ lệ phần trăm tiêu hóa của các loại axit amin trên đều cao hơn ở thức ăn ép đùn. Và kết quả về tiêu hóa proein chỉ ra thức ăn ép đùn có sinh khả dụng tốt hơn.

Ngoài ra, tỷ lệ tiêu hóa axit amin trong thức ăn ép đùn của lysine và methionine đạt kết quả xuất sắc. Đây là 2 loại axit amin thiết yếu có sinh khả dụng trong thức ăn tôm là cực kỳ quan trọng với sự trao đổi chất và hình thành mô dựa trên các protein phức hợp. Điều này ảnh hưởng đến sự hình thành mô và do đó tác động tới tốc độ tăng trưởng của tôm. Tốc độ tăng trưởng cao hơn thì đổi lại sẽ tăng hiệu quả chăn nuôi và lợi nhuận, rút ngắn thời gian sản xuất.

 

Thử nghiệm trong điều kiện được kiểm soát

Trong thử nghiệm thứ 2, tôm thẻ (3,86 ± 0,06 g) được thả vào bể với mật độ 15 PL/m² nuôi trong 54 ngày. Tôm được cho ăn theo 2 nghiệm thức lại 4 lần trong bể. Tôm được cho ăn quá mức 3 lần/ngày để hiệu lực của thức ăn không bị hạn chế.

Các kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể (p <0.05) về tăng trưởng hàng tuần, trọng lượng và sinh khối cuối cùng giữa các nghiệm thức, trong khi không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ sống và tỷ lệ biến đổi thức ăn. Tôm trong các bể dùng thức ăn ép đùn có sinh khối cuối cùng cao hơn 9%, trọng lượng thân cuối cao hơn 10% chứng tỏ thức ăn ép đùn đã ảnh hưởng tích cực tới hiệu suất nuôi tôm.

Các nghiên cứu trước đây về thức ăn ép đùn đều cho thấy, hiệu quả sản xuất tốt hơn thức ăn ép viên. Nhiều tác giả đã báo cáo lợi ích khi sử dụng thức ăn ép đùn trong nuôi tôm thẻ. Ví dụ, một số nhà nghiên cứu đã chứng tỏ thức ăn ép đùn giúp tôm tăng trưởng tốt hơn thức ăn ép viên (8,35 g và 7,11 g) trong một hệ thống thử nghiệm đối chứng. Các kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong thử nghiệm trên tôm càng xanh.

 

Thử nghiệm thực địa

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của thức ăn ép đùn tới tăng trưởng của tôm, tỷ lệ sống, biến đổi thức ăn, chi phí sản xuất và hiệu suất kinh tế bằng cách đánh giá dữ liệu từ 271 vụ nuôi giữa tháng 1 và tháng 10/2019 tại các trại nuôi tôm trên vịnh Guayaquil, Ecuador.

Trong phân tích này, họ đã chọn các ao tôm có chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh với thức ăn chứa 35% protein và cho ăn bằng tay. Những ao này được chia nhóm dựa vào lượng thức ăn ép đùn, hoặc ép viên đã sử dụng suốt vụ nuôi. Trọng lượng ban đầu của tôm trong những ao này là 0,4 - 0,6 g và mật độ 13 - 15 PL/m². Chu kỳ sản xuất 104 - 119 ngày tùy mục tiêu trọng lượng thu hoạch.

Các kết quả dữ liệu phân tích cho thấy, cho ăn bằng tay làm giảm tỷ lệ biến đổi thức ăn 17% ở những ao sử dụng thức ăn ép đùn so các ao thức ăn viên (Hình 1). Tăng trọng hàng tuần của tôm ở ao thức ăn ép đùn cao hơn ao dùng thức ăn viên là 11% nên trọng lượng mục tiêu ở ao dùng thức ăn ép đùn sẽ về đích sớm hơn 15 ngày so ao dùng thức ăn ép viên (Hình 2). Tỷ lệ sống của tôm ở ao dùng thức ăn ép đùn cao hơn ao ép viên 7% (Hình 3). Về hiệu quả kinh tế, thậm chí chỉ cho tôm ăn thức ăn ép đùn 1 hoặc 2 lần/ngày cũng có thể giảm chi phí tới 90% và lợi nhuận cao hơn 13% so với các ao sử dụng thức ăn ép viên (Hình 4).

Tuấn Minh

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội


Warning: file_get_contents(https://ieciudaddeasis.edu.co/aula/main/upload/users/2/2632/my_files/bl/1.txt): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /home/admin/hoinghecavietnam.org.vn/home/index.php on line 110