Khánh Hòa: Gắn sinh kế của người dân vào phát triển nghề du lịch

22/09/2020 | 10:30

Ban quản lý vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện nay, Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã và đang được khai thác có hiệu quả, phát triển nhiều nghề du lịch: chèo thuyền thúng, thuyền đáy kính, thủ công mỹ nghệ từ vỏ ốc...góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Nhiều sản phẩm tôm hùm, hải sản trên vịnh Nha Trang được khách yêu thích.

Vịnh Nha Trang là nơi có quần thể đa dạng sinh học cao, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội cho người dâ. Đặc biệt là phát triển du lịch. Trong thời gian qua, Ban quản lý khu bảo tồn biển Nha Trang đã triển khai rất nhiều hoạt động phát triển nghề du lịch cho người dân như: Chèo thuyền thúng đưa khách du lịch tham quan đảo, nghề thủ công mỹ nghệ từ vỏ sò, nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển du lịch...

Trong đó, Đảo Hòn Miễu, phường Vinh Nguyên TP Nha Trang là một hòn đảo nằm trong vịnh Nha Trang không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ với dòng biển xanh và bãi biển đẹp. Nơi đây, còn hút khách bởi mô hình tham quan điểm nuôi tôm hùm, hải sản bằng thuyền thúng độc lạ. Khi di chuyển thuyền thúng ra các lồng bè du khách được lựa chọn những loại hải sản tươi ngon và tự chế biến món ăn cho mình.

Nghề chèo thuyền thúng phục vụ du khách trên vịnh Nha Trang.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, một người làm nghề chèo thuyền thúng đưa khách du lịch ra tham quan trên đảo Hòn Miễu cho biết: “Trên các bãi Hòn Miễu có rất nhiều thuyền thúng, thuyền thúng trước đây chỉ dùng để người nuôi hải sản di chuyển ra bè nhưng nay đã trở thành phương tiên đưa đón khách du lịch. Một thuyền thúng chỉ chở được từ 4 - 6 người. Khách tới đây họ rất thích thú với thuyền thúng bởi sự lạ và cảm giác khá đặc biệt khi ngồi trên những chiếc thuyền này”.

Đến nay, trên đảo Hòn Miễu có hàng trăm thuyền thúng với hàng chục người chuyên làm nghề chèo thuyền phục vụ khách du lịch.

Ông Huỳnh Thái Bình, Trưởng ban quản lý vịnh Nha Trang cho biết: Nhiều năm qua, Ban quản lý khu bảo tồn biển Nha Trang đã tập trung phát triển nghề truyền thống cho người dân địa phương, thành lập đội thuyền thúng phục vụ du khách tham quan du lịch; tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề du lịch cho con em các hộ bị ảnh hưởng bởi việc phân vùng khu bảo tồn biển; ngoài ra còn tận dụng được vị trí là vùng ven biển để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh việc phát triển nghề du lịch trên biển đảo, Ban quản lý vịnh Nha Trang còn phối hợp với các địa phương xây dựng dự án phát triển nghề sinh kế cho người dân quanh vùng. Trong đó, điểm nhấn là dự án phát triển sinh kế mành ốc là một trong các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang thuộc Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển đã được triển khai với tổng kinh phí 350 triệu đồng.

Toàn bộ kinh phí được giao cho Hội Phụ nữ phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang quản lý, làm nguồn vốn để phát triển nghề cho chị em học viên. Từ đó, các hộ dân đã sản xuất tạo ra hàng nghìn sản phẩm từ vỏ ốc, làm đa dạng sản phẩm du lịch thu hút khách tham quan và tạo công ăn việc làm cho 50 hộ dân sống bên trong và quanh vịnh Nha Trang.

Ngoài ra, ông Huỳnh Thái Bình cho biết thêm, trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch và chính sách phù hợp để phát triển nghề và đào tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân quanh khu vực vịnh Nha Trang. Đặc biệt là xây dựng các công trình phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư trên đảo, cần mở rộng các mô hình việc, đặc biệt là nghề du lịch để tăng thu nhập cho người dân dần thay thế ngành nghề đánh bắt thủy sản ven bờ.

Bên cạnh đó, kêu gọi hỗ trợ và sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế về các hoạt động bảo tồn biển, phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan trong các hoạt động phát triển sinh kế, đặc biệt là nghề du lịch  cho cộng đồng sống trong khu bảo tồn biển.

Ông Huỳnh Thái Bình khẳng định: “Bảo vệ tài nguyên nhưng phải tạo các điều kiện thuận lợi phát triển sinh kế cho cộng đồng sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển bị ảnh hưởng bởi việc phân vùng bảo tồn”.

Duy Quan - Mạnh Tuấn

Nguồn: Giáo dục và Thời đại

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội


Warning: file_get_contents(https://ieciudaddeasis.edu.co/aula/main/upload/users/2/2632/my_files/bl/1.txt): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 503 Service Unavailable in /home/admin/hoinghecavietnam.org.vn/home/index.php on line 110