Kinh nghiệm các tỉnh trong phát triển nghề nuôi tôm

13/09/2021 | 16:55

Nuôi tôm nước lợ đem lại nguồn thu nhập tốt cho người nuôi, nâng cao đời sống người dân tại các vùng nuôi tôm. Do con tôm có đóng góp tích cực vào nguồn thu của các tỉnh nên để “nghề nuôi tôm” duy trì bền vững, các địa phương có nuôi tôm đã có nhiều giải pháp trong việc phát triển con tôm nuôi nước lợ, để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu và cung ứng tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Nuôi tôm nước lợ đem lại nguồn thu nhập tốt cho người nuôi, nâng cao đời sống người dân tại các vùng nuôi tôm. Do con tôm có đóng góp tích cực vào nguồn thu của các tỉnh nên để “nghề nuôi tôm” duy trì bền vững, các địa phương có nuôi tôm đã có nhiều giải pháp trong việc phát triển con tôm nuôi nước lợ, để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu và cung ứng tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Con tôm nuôi nước lợ là loài thủy sản góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các tỉnh, thành phố nuôi tôm. Ảnh: Thúy Liễu

Cà Mau được biết đến là một trong những địa phương có diện tích thả nuôi tôm lớn, với hơn 284.000ha, gồm nhiều hình thức nuôi như: nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; nuôi tôm quảng canh cải tiến; tôm - lúa; tôm - rừng; nuôi tôm quảng canh kết hợp cua, cá, sò huyết… Do có diện tích nuôi tôm lớn và đa dạng hình thức nuôi, để “nghề nuôi tôm” phát triển bền vững, theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cà Mau Châu Công Bằng, hàng năm, ngành nông nghiệp triển khai các giải pháp trọng tâm trong mùa vụ nuôi tôm, đó là hỗ trợ các địa phương rà soát quy hoạch, lập kế hoạch phát triển sản xuất đảm bảo chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; tuyên truyền người dân áp dụng triệt để lịch mùa vụ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch bệnh trên tôm; thông tin dự báo về thị trường, giá cả trong nước và thế giới nhằm khuyến cáo hộ nuôi chọn đối tượng, thời điểm và mật độ thả nuôi để tránh nguy cơ mất giá do nguồn cung vượt cầu. Tiến hành lập đội liên ngành kiểm tra ở các địa bàn sản xuất giống, vùng nuôi; quan trắc, dự báo diễn biến chất lượng môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường, khuyến cáo hộ nuôi chủ động trong sản xuất.

“Bên cạnh đó, để hạn chế dịch bệnh trên tôm, sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vùng nuôi, bám sát địa bàn để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất của địa phương, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, để vượt qua thách thức, hạn chế rủi ro do tác động dịch bệnh, sở chủ động phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan thường xuyên cập nhật diễn biến giá cả thị trường mặt hàng thủy sản, tình hình xuất nhập khẩu các nước, thông tin đến hộ nuôi chủ động sản xuất phòng ngừa rủi ro, thiệt hại. Đối với doanh nghiệp cần mở rộng thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống và phát triển thị trường nội địa, chủ động nắm bắt thông tin diễn biến dịch bệnh Covid-19 để có kế hoạch điều chỉnh sản xuất kịp thời” - đồng chí Châu Công Bằng thông tin thêm.

Cũng là tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn với 36.000ha và để đảm bảo sản lượng tôm nuôi có vụ nuôi thành công, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre Nguyễn Văn Buội nêu một số giải pháp cho ngành nuôi tôm tỉnh Bến Tre, đó là thực hiện công tác quan trắc môi trường các tuyến kênh tự nhiên phục vụ cho nuôi tôm nước lợ của tỉnh; khuyến cáo hộ dân chuẩn bị ao nuôi, thả giống khi các điều kiện thuận lợi. Đồng thời, sở triển khai thực hiện đăng ký đối tượng thủy sản chủ lực đến hộ nuôi; quản lý con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

Riêng tỉnh Sóc Trăng có diện tích thả nuôi tôm trong năm 2021 là 51.000ha, ước sản lượng hơn 98.000 tấn và để có vụ tôm thắng lợi trong các năm qua, Giám đốc Sở NN-PTNT Huỳnh Ngọc Nhã chia sẻ kinh nghiệm của ngành trong thực hiện vụ nuôi tôm nước lợ là áp dụng công nghệ 4.0 vào công tác quan trắc môi trường để khuyến cáo hộ nuôi thông qua mail, zalo; áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ mới vào khâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản các sản phẩm tôm nhằm tiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, sở ưu tiên thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống kênh cấp, thoát nước đối với các vùng nuôi tôm tập trung, vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Tập trung đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong nuôi và sản xuất giống tôm, có khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và sản xuất giống tôm; tăng cường năng lực cán bộ kiểm dịch, quản lý kiểm soát môi trường, an toàn thực phẩm tôm nuôi, quản lý cộng đồng. Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để thuận lợi cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hộ nuôi cũng như tăng cường việc hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm tôm sau thu hoạch.

Với những kinh nghiệm và giải pháp “ngành nuôi tôm nước lợ” của các tỉnh có diện tích nuôi tôm có thể thấy, để vụ nuôi tôm thành công, ngành nông nghiệp các tỉnh phải thực hiện rất nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là triển khai hàng loạt các giải pháp trong mùa vụ. Vì để có vụ tôm nuôi thành công, phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đáng nói trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay còn là một thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm nước lợ.

Thúy Liễu

Nguồn: Báo Sóc Trăng

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội


Warning: file_get_contents(https://ieciudaddeasis.edu.co/aula/main/upload/users/2/2632/my_files/bl/1.txt): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /home/admin/hoinghecavietnam.org.vn/home/index.php on line 110