Kỳ thú lễ hội OÓC OM BOC và đua ghe ngo

02/08/2018 | 12:00

Đồng bào Khmer Nam bộ có hơn 1,3 triệu người, trong quá trình cộng cư vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng. Hàng năm, ngoài Tết Chol chnăm thmây, người Khmer còn hai lễ hội dân gian, đó là lễ Sene dolta và lễ Oóc om boc cổ truyền.

1. Thuở xưa, vùng đất Nam bộ hoang sơ nhiều đầm lầy và sông rạch chằng chịt nên di chuyển rất khó khăn. Bỗng dưng vào buổi sáng sớm trời mưa to gió lớn, nước sông mỗi lúc một dâng cao, cả vùng mênh mông biển nước. Vì muốn thể hiện tấm lòng nhân từ của mình với Đức Phật Thích Ca, bà con trong phum sóc cùng nhau đốn nhiều cây, kết thành bè để đưa các vị sư khất thực trở về ngôi chùa trước giờ độ cơm trưa. Theo triết lý đạo Phật, trên cõi đời ai làm nhiều việc thiện, giúp các nhà sư vượt đường xa trong giông tố, đưa nhiều vị sư về đến chùa an toàn kịp lúc cơm trưa, sẽ thành người được nhiều phúc đức nhất. Cho nên, mọi người trong phum sóc thi nhau làm nhiều bè chắc chắn, khéo bơi để đưa hết các vị sư khất thực xa ngôi chùa trở về trước giờ ngọ. Từ đó về sau, những chiếc bè đưa rước các vị sư được bà con cải tiến dần, chiếc ghe được làm bằng thân cây to độc mộc ráp lại có hình thù thon dài, vẽ hoa văn đẹp, hình dáng tựa như con rắn nên gọi là ghe ngo “Tuok ngo”. Để tưởng nhớ lại những ngày đã làm việc thiện giúp các vị sư khất thực vào thời điểm đó, bà con trong các phum sóc có chùa Khmer thường tổ chức bơi đua ghe ngo trên sông lớn hàng năm.

Cuộc đua ghe ngo thu hút hơn 40 đội thi trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng
Cuộc đua ghe ngo thu hút hơn 40 đội thi trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng

 

Chiếc ghe ngo là di sản văn hóa dân tộc của ngôi chùa Khmer, hiện cả tỉnh có trên 40 ghe ngo, nhiều hơn Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và Vĩnh Long. Đến với lễ hội Oóc om boc ở Sóc Trăng, vào chiều ngày 15/10 âm lịch (âl) du khách thấy từng đoàn người ở các huyện xã nối tiếp nhau đi bộ ngược xuôi trên đường phố chính trong nội thành, họ lần lượt đến các điểm tổ chức trò chơi dân gian, xem thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cờ ốc và bi sắt... Dịp này, nhiều du khách tham quan hiểu biết thêm các hoạt động văn hóa, xem liên hoan trang phục ba dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa), hội diễn văn nghệ quần chúng của đồng bào dân tộc trong tỉnh; đến chùa Khleng xem Đoàn nghệ thuật Khmer biểu diễn, phục dựng lễ Cúng trăng cổ truyền; ngắm nhìn ánh đèn nước lung linh huyền ảo trên dòng sông Maspéro trong đêm lễ hội Lôi protíp; các làng nghề truyền thống của người Khmer, hội thi ẩm thực ba dân tộc, tham gia hoạt động mua sắm, biểu diễn nghệ thuật sân khấu đặc sắc, vui chơi giải trí tại khu hội chợ và ghé vào quán ăn vài cái bánh cống. Sáng hôm sau, du khách không quên thưởng thức “bún nước lèo” nấu bằng mắm bò hóc, thêm vài con tép luộc bóc vỏ, thịt cá lóc và heo quay, là món ẩm thực ngon được nhiều người ưa thích.

 

2. Cuộc đua ghe ngo nam truyền thống bắt đầu lúc 11 giờ đến 16 giờ chiều ngày 16/10 â1, có hơn 40 đội ghe ngo trong và ngoài tỉnh tham gia đua tài, hấp dẫn hàng trăm ngàn người cùng du khách trong và ngoài nước đến xem. Đây là môn thể thao xuất phát từ phong trào quần chúng ở địa phương, vận động viên là những nông dân nhiệt tình tập luyện chuẩn bị đội hình đua ghe ngo ở quê nhà cả tháng trước ngày thi đấu.

Thả hoa đăng trong lễ Cúng trăng
Thả hoa đăng trong lễ Cúng trăng
 

Chiếc ghe ngo truyền thống dùng trong cuộc đua vào dịp lễ hội dài 30m, hình thù thoai thoải tựa như con rắn, hai đầu ghe uốn cong lên, đàng sau lái thấp hơn mũi một ít, toàn chiếc ghe ngo được sơn phết cách điệu hoa văn đặc sắc, mũi ghe trang trí hai con mắt với hình chim thú độc đáo, tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh trên sông nước.

 

3. Đến Sóc Trăng dịp lễ Oóc om boc - Đua ghe ngo, du khách tham quan chùa cổ Khleng, chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, Nhà Bảo tàng Văn hóa Khmer là nơi lưu giữ nhiều hiện vật cổ, phản ánh hoạt động văn hóa của ba dân tộc (Kinh-Hoa-Khmer), những công cụ trong sinh hoạt đời sống và lao động sản xuất của người Khmer, các trang phục lễ hội, cưới hỏi, các kiểu nhà ở và kiến trúc ngôi chùa Khmer… để biết thêm sự gắn bó của đồng bào Khmer trong quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương Sóc Trăng qua các thời kỳ. Du khách còn biết thêm nghi lễ Cúng trăng (lễ Đút cốm dẹp), vật cúng là cốm dẹp để tạ ơn thần Mặt trăng đã điều hòa nước các dòng sông chảy ra biển.

Sở dĩ có lễ hội Oóc om boc, là vì người Khmer Nam bộ từ khi khẩn đất chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, săn bắt và thuần dưỡng thú hoang, theo thời tiết hai mùa trong năm mà trồng hoa màu và lúa nước (mùa mưa từ 16/4 đến 15/10 âl và mùa khô từ 16/10 đến 15/4 âl), quy luật hai mùa tự nhiên thay đổi theo chu kỳ của mặt trăng xoay quanh Trái đất. Để tưởng nhớ công ơn thần Mặt trăng điều hòa thời tiết giúp nhà nông trúng mùa, người Khmer lấy lúa nếp mới thu hoạch giã thành cốm dẹp làm vật cúng. Chuẩn bị cho lễ Cúng trăng cổ truyền trong phum sóc, buổi chiều người ta đào hai cái lổ cắm hai cây trúc, gát thêm một cây ngang rồi uốn thành cái cổng chào trang trí hoa lá trước sân nhà. Chờ ánh trăng rằm tỏa sáng, mọi người mang cốm dẹp trộn dừa nạo với đường, dừa tươi, khoai lang, khoai mì, khoai môn, chuối xiêm, hoa quả… để lên cái bàn cúng đặt sau cổng chào. Các thành viên trong gia đình cùng ngồi sau bàn cúng, chấp tay hướng nhìn mặt trăng làm lễ, người cao niên thắp nhang khấn vái thần Mặt trăng nhận những lễ vật cúng, cầu cho thời tiết thuận lợi để mùa màng bội thu, ai cũng đều sung túc và khỏe mạnh. Khi những nén hương tàn, ông bà đút một bụm cốm dẹp rồi vuốt lưng hỏi con cháu ước mơ gì gửi đến ông Trăng, có em khi ước nói không rõ lời nên tạo ra trận cười cho mọi người xung quanh. Từ những điều mong ước đó mà ông bà biết được ý chí con cháu mình, quyết tâm chăm lo nuôi dưỡng con em học hành chu đáo, định hướng một nghề thành đạt trong cuộc sống tương lai.


>> Mỗi chiếc ghe ngo đại diện cho một ngôi chùa Khmer trong phum sóc, có 52 vận động viên cùng màu áo ngồi hai hàng trên ghe, toàn đội hình đồng nhịp bơi theo lệnh của người ngồi mũi ghe, nghe tiếng còi của người đứng giữa thì cả đội vươn tay nhúng dầm xuống hơn 5 tấc nước để dồn hết sức mạnh cho ghe lướt tới, người đứng sau cầm lái cho ghe hướng thẳng xuôi dòng nước nhanh hơn. Toàn đội đua phải đồng sức đồng lòng, bơi quyết liệt từ khi xuất phát đến điểm đích (dài 1.200m) chừng vài ba phút coi như thắng.

 

 

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội


Warning: file_get_contents(https://ieciudaddeasis.edu.co/aula/main/upload/users/2/2632/my_files/bl/1.txt): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /home/admin/hoinghecavietnam.org.vn/home/index.php on line 110