Một đời gánh cả bình minh

06/08/2020 | 10:51

Ngày ngày, khi bình minh chưa bừng giấc, người phụ nữ 75 tuổi ấy lại quẩy đôi quang gánh trên vai ra ngoài mép biển. Bà đã hơn 35 năm đều đặn gánh lấy bình minh để làm cuộc mưu sinh.

Đời đong nước

5 giờ sáng, với chiếc đòn gánh và đôi thùng nước tự chế là những chiếc vỏ thùng sơn, đôi chân trần đầy những vết nứt nẻ do ngâm nước biển và dẫm trên cát, bà Nguyễn Thị Học (75 tuổi, trú tại phường Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng) miệt mài đi về phía con sóng, vục đầy hai thùng nước biển rồi thoăn thoắt gánh nước lên bờ. Ít ai biết rằng bà đã ở cái tuổi 75 và tròm trèm 35 năm gánh nước biển ở xứ này.

Biển rì rào sóng vỗ, những con thuyền về lúc tảng sáng mang theo tôm, cá của biển khơi. Trên bờ, tiếng í ới của người mua sớm làm xao động cả mép biển. Không kể đêm tối hay ngày hè nóng nực, với đôi quang gánh và bộ quần áo lao động cũ kỹ, sờn màu, ướt sũng,bà lão đã ngoài 75 tuổi vẫn miệt mài với công việc của mình. Chỉ 1.000 đồng/lượt, nhưng nghề gánh nước biển thuê từ bao giờ đã trở thành cái nghiệp của người phụ nữ làng chài Thọ Quang này.

Thi thoảng, lảnh lót lên trong mớ âm thanh hỗn tạp của chợ cá trước bình minh là câu gọi: “Bà ơ cho con thùng nước!”. Nghe tiếng gọi ấy, bà Học đáp lại rồi đi vội xuống con sóng, vục đôi gầu xuống và tất tưởi gánh lên. Nước ấy được các tiểu thương dùng làm sạch cá trước khi đóng vào thùng, hoặc chuyển lên những xe tải nhỏ đang chờ sẵn để kịp phiên chợ sáng.

Những chiếc nón lá chấp chới, những tiếng chào mời, tính toán, cân đong, tiếng máy tàu vừa cập bến với bao cá, tôm sáng sớm... Đó là âm thanh của sự sống đang hiện hữu.Gần như ở chợ cá ấy, một vòng quay bất tận của công việc mà bất kỳ ai cũng đều là một mắt xích quan trọng. Tàu cá về, ngư dân đưa cá, tôm xuống bãi, tiểu thương chờ sẵn để mua, và những người như bà Học quẩy sẵn gánh nước để chờ người làm tôm, cá. Cứ thế, những tiếng gọi, những thùng nước biển đổ rào rào xuống xen lẫn tiếng chân đi trên bờ cát tấp nập.

Bà Học chống đòn gánh xuống nghỉ mệt đôi chút để chờ chuyến tàu tiếp theo. Ở cái tuổi sương pha mái tóc, bà chẳng còn nhiều sức khỏe như đôi ba mươi năm trước khi mới vào nghề gánh nước thuê nữa. Đầu gối bà đã chùng mỏi, đôi vai bà xương gồ lên, đôi quang gánh nặng hơn, và cuộc mưu sinh mỗi bình minh vẫn còn khốn khó.

Đã 75 tuổi nhưng bà Học vẫn phải đi làm, nhiều lúc đang gánh nước chân giẫm lên vỏ sò, vỏ ốc chảy máu là chuyện bình thường.Những người buôn bán thấy bà vất vả nên có khi ngoài tiền nước, họ còn trả thêm 5hay10 ngàn đồng cho bà sau mỗi buổi chợ. Vào những ngày mưa bão, thuyền không đi biển được thì cuộc sống của bàsẽ khó khăn hơn.

Ngoài bà Học, ở bãi biển Thọ Quang còn có 3 người đàn bà lớn tuổi khác cùng làm nghề gánh nước biển thuê như bà Côi,bà Óa.. Mỗi người một cảnh nhưng tất cảđều nghèo. Cái nghèo đến xót xa, tội nghiệp và họ phải vất vả mưu sinh ở cái tuổi gần đất xa trời. Giữa bao âm thanh góp nhặt nơi này, còn đó ánh mắt và nụ cười tan vào sóng biển. Biển mặn và đời người cũng mặn.

 

Gánh đến khi mô

Bình minh lên, từng xe cá trĩu nặng được lái buôn chở đi tiêu thụ khắp nơi, bến cá vốn dĩ ồn ào, tấp nập tan vào cảnh vắng lặng. Những người đi gánh thuê rảo bước bên bến cảng, tranh thủ nhặt nhạnh những con cá nhỏ còn rơi rớt lại, để thêm phần vào bữa ăn. Cứ thế, quanh năm suốt tháng, từng bước chân lầm lũi của người đàn bàgánh nước thuê vẫn lặng lẽ đi về sớm hôm.

Chồng bà, một ngư dân ở làng chài Thọ Quang này đã bỏ thân trong một lần đi biển. Đau đớn, suy sụp, nước mắt chẳng còn để khóc khi giông tố biển khơi giữ ông ở lại mãi mãi cùng những con sóng bạc đầu. Thỉnh thoảng, người làng lại chứng kiến người phụ nữ ấy chạy dọc bờ biển thảm thiết gọi tên chồng trong mùa bão nổi. Nhưng rồi, sau 3 tháng 10 ngày đau đớn tìm kiếm khắp các bờ biển, cuối cùng bà đành chấp nhận lập mộ gió thờ chồng.

Cũng từ ngày ấy, bà bắt đầu cuộc đời góa bụa đầy cơ cực. Do sức khỏe kém nên công việc hằng ngày của bà chỉ là gánh nước biển thuê. Hơn 35 năm qua, bà gánh nước nuôi con. Thỉnh thoảng, trong những giấc mơ, bà lại thấy chồng về an ủi. Nỗi nhớ thương và niềm hy vọng về một phép màu vì thế chưa bao giờ tắt trong lòng người đàn bà đáng thương ấy.

Trong mênh mông gió biển buổi sớm mai, bà Học nghẹn ngào kể: “Ngày ổng mất, để kiếm tiền nuôi con ăn học, tôi chọn nghề gánh nước mưu sinh. Công việc ni tuy nặng nhọc nhưng làm miết, vai chai hết nên cũng quen rồi! Quãng đường gánh nước từ biển lên đến chợ chừng hơn 20m. Trung bình mỗi ngày gánh được khoảng 50 đến 60 gánh, nếu hết người thuê gánh nước thì chúng tôi lại tranh thủ đi nhặt hải sản giúp các tiểu thương để kiếm thêm được vài ngàn nữa…”, mắt bà ầng ậng nước, giọng bà nghẹn lại mà thăm thẳm nỗi niềm.

Bà Học chỉ có mộtcô con gái, con bà lấy chồng ở tận trong Nam nên thi thoảng mới về. Ngày ngày, sau những gánh gồng trên bờ cát, bà trở về nhà chỉ để mong điện thoại cho con, cho cháu. Thấy hoàn cảnh neo đơn của bà, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ bà được một suất thuê chung cư xã hội. Đó là nơi bà nương thân sau những giờ gánh nước biển thuê.

Chưa dứt câu chuyện, nghe tiếng gọi: “Cho gánh nước bà ơ…”,không kịp chào chúng tôi, bà Học túm lấy đôi quang gánh và đôi thùng chạy về phía biển. Đằng sau tấm lưng còng xuống theo từng gánh nước, tôi đọc được mùi vị của cuộc sống, của giá trị hạnh phúc, của nỗi buồn, của niềm hy vọng - đầy tha thiết. Tôi nghe thoang thoảng trong gió biển có lời cảm thán của ai đó: “Chẳng biết bà còn đong nước tới khi mô…!”.

Tiêu Dao - Nguyễn Quang
Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội


Warning: file_get_contents(https://ieciudaddeasis.edu.co/aula/main/upload/users/2/2632/my_files/bl/1.txt): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /home/admin/hoinghecavietnam.org.vn/home/index.php on line 110