Ngành tôm: Tận dụng tốt cơ hội từ thị trường

16/12/2021 | 17:09

2021 là năm rất khó khăn đối với sản xuất của ngành nông nghiệp, ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, trong đó có ngành tôm. Tuy nhiên, với những kết quả về sản lượng, diện tích thả nuôi, kim ngạch xuất khẩu cho thấy năm 2021 ngành tôm vẫn đạt được thành tựu rất tích cực. Ngành tôm cần tận dụng tốt cơ hội từ thị trường để tăng tốc về đích cũng như tạo đà phát triển cho năm 2022.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Giải pháp phát triển nuôi tôm tháng cuối năm 2021 và năm 2022 do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 10/12.

Không ít khó khăn cho sản xuất

Đó là giá thành sản xuất tôm ở nước ta cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp); chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ; nhiều vùng nuôi thiếu điện phải sử dụng máy nổ để bơm nước, quạt khí, phát điện (chi phí cao gấp 2 lần so với sử dụng điện); giá cước vận chuyển vật tư, nguyên liệu cao.

họp ngành tôm 2021

Hội nghị trực tuyến Giải pháp phát triển nuôi tôm tháng cuối năm 2021 và năm 2022 do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 10/12. Ảnh: Thu Hồng

Tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh cấm (Ciprofloxacin, Oxytetracycline, Ormetoprim, Chloramphenicol…) trong nuôi TTCT vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Phần lớn hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo như: Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước không đảm bảo, các vùng nuôi thâm canh không có ao xử lý nước nên dễ xảy ra dịch bệnh. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm do quá trình sản xuất và sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp…

Để giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh, năm 2021, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã thực hiện lấy 1.620 mẫu nuôi tôm (TTCT, sú) tại 111 vùng nuôi tôm tập trung để phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh. Theo đó, phát hiện 10 mẫu tôm vi phạm liên quan đến các chỉ tiêu hóa chất kháng sinh: Chloramphenicol, Ciprofloxacin, Oxytetracycline, Ormetoprim, Enrofloxacin. Ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng NAFIQAD cho biết, đến thời điểm hiện tại, có 53 lô hàng tôm bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo. Riêng tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm có 8 lô; dịch bệnh 13 lô; ghi nhãn 1 lô; cảnh báo về các chỉ tiêu phosphate 25 lô; vi sinh 5 lô; kim loại nặng 1 lô.

 

Lợi thế từ thị trường

Số liệu thống kê của VASEP cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 11 đạt 367 triệu USD, tăng 16% so cùng kỳ năm 2020; lũy kế 11 tháng, đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3%. Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu tôm Việt những tháng qua thì Mỹ, Nhật Bản và EU chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là thị trường Mỹ dẫn đầu với kim ngạch đạt 983,5 triệu USD, tăng 22% so cùng kỳ năm 2020, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Xuất khẩu tôm sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng mạnh vào năm 2022 khi nhu cầu của Mỹ tăng và Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19. Đại diện VASEP cho biết, ngành hàng tôm Việt Nam có thể mạnh về thị phần và lợi thế về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, TTCT và tôm sú xuất khẩu có Việt Nam có nhiều nước cạnh tranh nhất là tại những thị trường lớn như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh… Tôm Việt Nam có vị trí số 1 nhờ chất lượng ổn định, từ tôm nguyên liệu đông lạnh đến chế biến giá trị gia tăng có sản phẩm rất đa dạng phù hợp với mọi phân khúc thị trường cho các thị trường nhập khẩu. Dự báo, xuất khẩu tôm năm 2021 sẽ cán đích ở mức 3,9 tỷ USD, tăng 4% so năm 2020 và năm 2022 sẽ đạt 4,3 tỷ USD, tăng 10% so năm 2021 nhờ những diễn biến khả quan ở các thị trường nhập khẩu.

chế biến tôm

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thị trường xuất khẩu tôm đang có nhiều thuận lợi. Giá tôm có xu hướng tăng cao là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm tận dụng tốt cơ hội nhanh chóng phục hồi sau đợt giãn cách xã hội kéo dài. Cùng đó, các FTA mà Việt Nam tham gia sẽ là cơ hội thuận lợi nâng cao năng lực tổ chức sản xuất đảm bảo theo chuỗi, truy xuất được nguồn gốc với quy trình từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y phòng bệnh, an toàn sinh học đến thu hoạch, sơ chế và chế biến phục vụ xuất khẩu. Do vậy, trên cơ sở đánh giá chung về thị trường, các nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến chuẩn bị những giải pháp kỹ thuật và xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường một cách chủ động hơn. Để khai thác tốt cơ hội thị trường và vượt qua thách thức, phấn đấu đạt mục tiêu năm 2022, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, khi nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tôm thì năng suất và chất lượng là hai yếu tố then chốt. Vì vậy, các đơn vị, địa phương phải chú trọng các yếu tố nguyên liệu đầu vào đặc biệt là con giống, hạ tầng trong chuỗi sản xuất tôm.

>> Trong năm 2022, nhu cầu tôm bố mẹ sẽ cần khoảng 260.000 – 270.000 con, tôm giống khoảng 140 -150 tỷ con. Diện tích nuôi tôm đạt 740.000 – 745.000 ha, sản lượng tôm các loại 980.000 tấn, trong đó, tôm sú 280.000 tấn, TTCT 650.000 tấn, còn lại là các loại tôm khác. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,9 tỷ USD.
Diệu An
Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội