Quảng Ninh: Tìm đầu ra cho sản phẩm sứa Cô Tô

19/10/2020 | 12:11

Sứa biển Cô Tô là mặt hàng xuất khẩu đem lại thu nhập cao, công việc cho hàng trăm lao động ở Cô Tô. Thế nhưng nay vựa "vàng trắng" ở Cô Tô này đang gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Mùa sứa ở Cô Tô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch hàng năm. Toàn huyện Cô Tô hiện có 33 xưởng chế biến sứa. Trung bình các xưởng chế biến thu mua 1.000-1.500 con/ngày (khoảng 25 - 35 tấn). Vào mỗi vụ sứa, huyện đảo đón khoảng 2.000 lao động từ các nơi, mỗi cơ sở giải quyết việc làm thời vụ cho từ 20 - 30 lao động, thu nhập tháng cao điểm lên đến 15 triệu đồng/người/tháng.

Sứa thành phẩm trong bể và đóng thùng ở xưởng hộ gia đình bà Phạm Thị Bốn (khu 4, thị trấn Cô Tô) vẫn còn tồn khá nhiều

Vào những năm được mùa, giá mỗi thùng sứa từ 200.000-300.000 thùng (7- 10 kg/thùng). Riêng sứa đỏ có giá từ 1- 2 triệu đồng/thùng. Việc khai thác và chế biến sứa đã mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế thủy sản của huyện Cô Tô, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế, giúp các hộ vươn lên làm giàu.

Sản lượng chế biến sứa biển trong 5 năm gần đây từ 100.000- 300.000 thùng/năm. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 80-100 tỷ đồng (chiếm 80% tổng giá trị các mặt hàng thủy sản). Sứa thực sự đã trở thành mỏ “vàng trắng” của dân đảo Cô Tô. Nhưng đó chỉ là những dấu mốc vàng son của những năm trước, nay chế biến sứa tại Cô Tô đang loay hoay đi tìm lời giải cho bài toán đầu ra.

Đặt chân tới khu vực sản xuất sứa ở khu cuối bãi đá Móng Rồng (khu 4, thị trấn Cô Tô) nơi từng có hàng chục nhà xưởng nhộn nhịp chế biến sứa, nay vắng hoe, mỗi xưởng chỉ còn 1-2 chủ trông sứa. Thăm xưởng của hộ gia đình bà Phạm Thị Bốn (khu 4, thị trấn Cô Tô), xưởng chỉ còn ông bà ở lại trông sứa thành phẩm. Gần chục bể muối sứa thành phẩm còn đầy, trong kho hàng chục tấn sứa đóng thùng nằm im.

Bà Bốn buồn rầu chia sẻ: Xưởng tôi có hơn 100 bể sứa, bình quân xuất khoảng 2,5 vạn thùng/mùa (7kg/thùng), tương đương 175 tấn. Mùa sứa năm nay buồn, hàng chất đầy, giá thì “bèo”, chúng tôi rất mong tìm được thị trường tiêu thụ.

Ông Mai Công Đàm (khu 1, xã Thanh Lân), chủ cơ sở chế biến sứa lớn nhất Cô Tô, cho biết: Trước năm 2018, sứa là lộc trời, là hi vọng thoát nghèo, làm giàu của người dân Cô Tô. Nhưng 2 năm trở lại đây, tình hình tiêu thụ giảm sút. Sứa thành phẩm sau khi chế biến không xuất khẩu được. Có những chuyến hàng chờ xuất, thủ tục, vận chuyển, lưu kho bãi, bảo quản cả tháng trời, gây thiệt hại nặng.

Trăn trở của chủ xưởng trên cũng chính là nỗi trăn trở của hơn 30 hộ sản xuất chế biến sứa tại Cô Tô. Theo thống kê, hiện lượng sứa thành phẩm lưu kho tới hơn 150.000 thùng. Hộ kinh doanh gặp khó khăn trong việc trang trải chi phí phát sinh như điện, nước, thuê nhà xưởng và chi phí nhân công.

Ông Hà Mạnh Hùng, Trưởng Phòng TNMT&NN huyện, chia sẻ: Do chính sách biên mậu nước bạn thay đổi, siết chặt lại quy định kiểm soát nhập khẩu, tăng cường thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản, đóng gói hàng hóa… Đây có lẽ là lí do ngành chế biến sứa Cô Tô đang lao đao.

Chủ xưởng sứa kiểm tra chất lượng sản phẩm chờ dịp xuất khẩu (Ảnh: Xưởng sứa đạt chuẩn của hộ gia đình ông Mai Công Đàm, khu 1, xã Thanh Lân, Cô Tô)

Huyện Cô Tô cũng đang tích cực vào cuộc giải quyết, tháo gỡ. Ông Hà Mạnh Hùng, Trưởng Phòng TNMT&NN huyện cho biết thêm: Trước hết, huyện đang tích cực, chủ động làm việc với các tổ chức tín dụng xem xét hoãn, giãn các khoản vay; mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, tổ chức hội nghị kết nối giao thương cung cầu giữa doanh nghiệp phân phối trong và ngoài tỉnh.

Đồng thời, hướng dẫn người dân quy định của thị trường Trung Quốc đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu, hướng dẫn hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, hồ sơ... để cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm, tem nhãn mác xuất xứ, nguồn gốc đảm bảo các tiêu chí tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu vào nhiều nước khác, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Khuyến khích các mô hình liên kết chuỗi từ khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ năng lực và điều kiện xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm. Hiện huyện cũng báo cáo tỉnh để đề xuất hỗ trợ lên bộ, ngành liên quan để tháo gỡ.

Được biết, các doanh nghiệp ở Cô Tô cũng chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật chế biến sản phẩm sứa ăn liền phục vụ nội địa, đưa sản phẩm vào thực đơn để phục vụ cho nhân dân, du khách mỗi khi đến Cô Tô, đăng ký, đưa sản phẩm tham gia OCOP để kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với thị trường nước ngoài, hạn chế việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Hà Phong

Nguồn: Báo Quảng Ninh

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội


Warning: file_get_contents(https://ieciudaddeasis.edu.co/aula/main/upload/users/2/2632/my_files/bl/1.txt): failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 404 Not Found in /home/admin/hoinghecavietnam.org.vn/home/index.php on line 110