Rong biển có giá trị kinh tế cao

06/08/2021 | 15:53

Vùng biển Quảng Ngãi có nhiều điều kiện để phát triển nghề trồng rong biển, nhưng ngành NN&PTNT tỉnh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Hiện nay, các mặt hàng chế biến từ rong biển đều có giá trị cao, nhưng hầu hết ngư dân trên địa bàn tỉnh chỉ mới xuất bán dạng thô với giá rẻ.

Người dân đặt nhiều kỳ vọng

Tại Quảng Ngãi, từ trước đến nay, việc nuôi trồng rong biển mới chỉ dừng lại ở mô hình thực nghiệm nuôi trồng rong nho biển tại huyện đảo Lý Sơn, do Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT) triển khai từ năm 2018 - 2019. Theo đó, rong nho được nuôi trồng bằng nước biển trong 5 bể xi măng diện tích 50 m2. Thời gian thu hoạch của rong nho tương đối ngắn, chỉ từ 30 - 40 ngày, những lần thu hoạch tiếp theo cách nhau 10 - 15 ngày. Qua 6 đợt nuôi trồng, mỗi tháng, mô hình này cung cấp trên 100 kg rong nho thành phẩm cho huyện đảo. 

rong biển

Nguồn rong biển tại vùng biển Quảng Ngãi rất phong phú nhưng mới khai thác và bán thô với giá rẻ.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn Nguyễn Đình Trung cho biết: Theo kế hoạch, sau khi kết thúc mô hình, Viện Nghiên cứu hải sản sẽ chuyển giao kỹ thuật cho huyện. Trung tâm là đơn vị tiếp nhận và sẽ nhân rộng mô hình này cho người dân tham gia. Song đến nay, Trung tâm vẫn chưa được chuyển giao kỹ thuật mô hình này. Do vậy, dù đây là mô hình khá hiệu quả và nhiều người dân mong muốn được hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, nhưng Trung tâm chưa thể giúp người dân ứng dụng và nhân rộng mô hình.

Trong khi nuôi trồng rong biển chưa được đánh thức, thì hoạt động khai thác rong biển trên địa bàn tỉnh lại đang diễn ra quá mức, làm suy giảm nguồn lợi rong biển trong tự nhiên và ảnh hưởng đến đa dạng nguồn gen tự nhiên của rong biển. Trong đó, đáng báo động nhất là tình trạng khai thác rong câu chân vịt, rong sụn gai xung quanh đảo Lý Sơn. Bởi theo quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, thì 2 loài rong biển này nằm trong danh mục các loài thủy sản nguy cấp quý hiếm nhóm 1.

 

Cần có định hướng phát triển bền vững

Theo số liệu từ đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá hiện trạng nguồn lợi rong mơ tại Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (Khánh Hòa) thực hiện, dù Quảng Ngãi có nguồn lợi rong biển vô cùng phong phú, với các bãi rong mơ lớn từ 20ha như ở vũng Me, thuộc xã Phổ Châu (TX.Đức Phổ), cho đến 100ha từ xã Bình Hải (Bình Sơn) đến Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) và 133ha quanh đảo Lý Sơn, nhưng rong mơ chỉ mới được người dân khai thác và bán dưới dạng thô, với giá chỉ từ 3.000 - 7.000 đồng/kg.

Trước thực trạng trên, để không lãng phí tiềm năng rong biển, đã đến lúc ngành nông nghiệp tỉnh cần quan tâm đến lĩnh vực này. Trong đó, đối với lĩnh vực nuôi trồng cần tiến tới đánh giá những vùng biển tiềm năng, phù hợp nuôi trồng một số loài rong biển có giá trị kinh tế cao, đồng thời lập một số khu bảo vệ nguồn lợi rong biển để bảo vệ nguồn gen tự nhiên một số loài rong biển quý hiếm.

Cùng với đó, cần có giải pháp thu hút đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp phát triển các loài rong biển bản địa thành sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, thay vì bán thô với giá rẻ như hiện tại. Đây cũng là định hướng tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong lĩnh vực thủy sản của Bộ NN&PTNT trong thời gian đến. Tại Quyết định 4999/QĐ-BNN-KHCN, ngày 9.12.2020 của Bộ NN&PTNT về việc Phê duyệt danh mục phục vụ phát triển KHCN về giống, giai đoạn 2021 - 2025, thuộc Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030, ngành nông nghiệp sẽ tập trung lưu giữ nguồn gen và hướng đến sản xuất giống, phát triển nuôi 7 loài rong biển có giá trị kinh tế cao là: Rong sụn, rong câu chỉ vàng, rong câu thắt, rong nho, rong câu cước, rong bắp sú và rong sụn gai.

Nhiều nơi phát triển rầm rộ

Thời gian qua, hoạt động nuôi trồng rong biển tại các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước phát triển khá rầm rộ. Trong đó, phải kể đến các  loài rong biển có giá trị kinh tế cao như rong nho, rong câu chỉ vàng, rong sụn gai... đang được người dân nuôi trồng phổ biến tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam... Đặc biệt, sản phẩm từ nghề nuôi trồng rong nho của Khánh Hòa không chỉ được thị trường nội địa ưa chuộng, mà còn là mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật...

Bài, ảnh: Ý Thu

Nguồn: Báo Quảng Ngãi

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Các đơn vị tài trợ

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH UNI - PRESIDENT VIỆT NAM

Số 16-18, Đường ĐT 743, KCN Sóng Thần II Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

CTY TNHH NUTRECO INTERNATIONAL VIETNAM

Lô 22A, đường số 1, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Công ty Cổ Phần Thủy sản Việt Úc

Km1595, QL1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DƯƠNG HÙNG

Ấp Bình Điền, Xã Long Điền Tây, H. Đông Hải

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Công ty Cổ phần Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản

Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, TP Hà Nội

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH GROBEST INDUSTRIAL VIỆT NAM

Số 9 - Đường 3A - KCN Biên Hoà 2 - TP. Biên Hoà - Đồng Nai

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long

Lô A 5, Đức Hoà 1, Đức Hòa, Long An

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KCN Bàu Xéo, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Phòng 303, tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Số 16 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH VINACERT

Tầng 4 tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Tp Hà Nội